Văn phòng Điều phối về biến đổi khí hậu tỉnh Bình Định
Thủ tướng chính phủ vừa phê duyệt Điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn 2050.
Sáng 17/3/2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo tham vấn quốc gia xây dựng Nghị định của Chính phủ về lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tại Việt Nam.
Tiếp theo chuỗi hoạt động của Hợp phần Hỗ trợ sinh kế thay thế trong khuôn khổ dự án “Dịch vụ hệ sinh thái tạo khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu ở thành phố Quy Nhơn”; ngày 13 - 14/11/2015, Văn phòng Điều phối về biến đổi khí hậu tỉnh Bình Định (CCCO Bình Định) phối hợp với Trung Tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học” cho những người dân sinh sống ven đầm Thị Nại tại 02 xã Phước Sơn và Phước Thuận, huyện Tuy Phước.
Việc xây dựng và cập nhật các kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng (NBD) là nhiệm vụ được xác định rõ trong Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH và Chiến lược quốc gia về BĐKH của Việt Nam. Do đó, theo lộ trình, Việt Nam đang tiếp cập nhật kịch bản BĐKH, NBD để phục vụ cho các địa phương và Bộ, ngành trong đánh giá tác động và đề xuất các giải pháp thích ứng phó.
Ngày 30/11, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã cùng 13 cơ quan Liên hợp quốc phát động sáng kiến mới nhằm tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của các nước dễ bị ảnh hưởng nhất trên thế giới.
Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) đã vượt qua được chặng đường quan trọng với việc đại diện của 195 quốc gia ngày 5/12 đã thông qua bản dự thảo hiệp định toàn cầu về chống biến đổi khí hậu, trong đó mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất có thể chỉ giữ ở mức 1,5 độ C.
Theo tin từ Văn phòng Điều phối về biến đổi khí hậu (BĐKH) Bình Định (CCCO), cho biết: Sau một thời gian khảo sát địa điểm, địa hình, điều kiện khí hậu, thủy văn, thẩm định mô hình thiết kế và khoan thăm dò địa chất, công trình Nhà đa năng an toàn (ĐNAT) phòng chống bão lụt (PCBL) đã được khởi công xây dựng. Đây là Nhà ĐNAT PCBL đầu tiên được xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Theo ông Đinh Văn Tiên, Phó giám đốc Sở TN-MT - Giám đốc Văn phòng điều phối về biến đổi khí hậu (CCCO tỉnh), cho biết: CCCO tỉnh vừa quyết định cấp cho UBND phường Nhơn Phú - TP Quy Nhơn hơn 220 dụng cụ, phương tiện phục vụ công tác phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn (PCBL - TKCN).
Sáng ngày 14/5, Văn phòng Điều phối về biến đổi khí hậu tỉnh (CCCO Bình Định) đã tổ chức Hội thảo “Xem xét thiết kế kiểu nhà chống chịu với lũ lụt tại Khu vực 3, phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn nhằm thảo luận, thu thập ý kiến của các đơn vị cho các kiểu nhà có khả năng chống chịu với lũ tại khu vực trên với sự tham gia đóng góp của hơn 30 đại biểu là đại diện các Sở, ngành trong tỉnh và UBND phường Nhơn Phú.
Sáng 4/12, tại TP. Đà Nẵng, Bộ TN&MT tổ chức Hội thảo quốc gia về biến đổi khí hậu (BĐKH) nhằm đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương và đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH. Thứ trưởng Bộ TN&MT - Chủ nhiệm Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH Nguyễn Thái Lai chủ trì Hội thảo. Cùng dự có các ban, ngành Trung ương, địa phương và các chuyên gia đầu ngành.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Nhà nước đánh giá kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: Rừng ngập mặn ven biển được coi là một loại rừng xung yếu trong bài toán thích ứng với tình trạng BĐKH, nước biển dâng. Vì vậy, Đề án bảo vệ, phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2014-2020 cần đưa ra các mô hình bảo vệ, phát triển rừng ven biển một cách hiệu quả, khả thi hơn. Đặc biệt là việc phân bổ nguồn vốn cho đề án đảm bảo tính mục tiêu, lồng ghép với các chương trình mục tiêu, dự án tài trợ cùng triển khai.
Đó là đề nghị của bà Trương Thị Mai – Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội tại phiên họp thứ 32 Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 8/10. Tại phiên họp này, Ủy ban thường vụ Quốc hội nghe Đoàn giám sát báo cáo; Chính phủ báo cáo (bổ sung) về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống biến đổi khí hậu (BĐKH) ở đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
Sáng nay (12/8), Tại thành phố Quy Nhơn, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định cùng với Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ (NISTPASS) đã tổ chức buổi Tọa đàm Biến đổi khí hậu và khả năng chống chịu của địa phương với chủ đề “Chia sẻ - học hỏi - trao đổi kinh nghiệm giữa các tỉnh duyên hải miền Trung trong công tác lập quy hoạch”.
Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ dự án “Lá chắn xanh: Tăng cường khả năng ứng phó của cộng đồng ven biển trước những tác động của thiên tai” triển khai tại tỉnh Bình Định.
Trong khuôn khổ Dự án “Giảm thiểu rủi ro ngập lụt cho người dân ở vùng hạ lưu sông Hà Thanh và sông Côn, thành phố Quy Nhơn”, với mục tiêu tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, thích ứng và khắc phục hậu quả lũ lụt cho người dân sinh sống tại các khu dân cư thuộc vùng trữ lũ hạ lưu sông Hà Thanh và sông Côn, thành phố Quy Nhơn. Sáng (13/6) tại Tp Quy Nhơn, Văn phòng Điều phối về Biến đổi khí hậu (CCCO) Bình Định đã tổ chức Hội thảo xem xét kiểu nhà đa năng phòng chống lụt bão.
Bộ TN&MT vừa tổ chức Hội thảo “Xây dựng Đề án Quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ cacbon ra thị trường thế giới”. Đề án xây dựng nhằm thực hiện quản lý, giám sát phát thải khí nhà kính tại các nguồn thải và bể hấp thụ khí nhà kính chính, trọng điểm trong nước, đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của một nước đang phát triển. Đây cũng là cơ hội, điều kiện phát triển nền kinh tế cacbon thấp, tăng trưởng xanh và cùng cộng đồng quốc tế nỗ lực giảm phát thải.
Trong bối cảnh thảm họa thiên nhiên đang đe dọa hành tinh do biến đổi khí hậu, phát triển một nền kinh tế xanh là chìa khóa đảm bảo duy trì tăng trưởng kinh tế, giảm hiểm họa môi trường và sinh thái đồng thời cải thiện cuộc sống con người và công bằng xã hội.
Ngày 2/4, Chương trình Định cư con người của Liên Hợp Quốc cảnh báo biến đổi khí hậu đã thực sự đe dọa dân cư các đô thị ở châu Á.
Một nghiên cứu của các nhà hải dương học công bố ngày 21/3 cho biết biến đổi khí hậu có thể tàn phá nghiêm trọng các đại dương trên thế giới, với mức thiệt hại lên tới 2.000 tỷ USD mỗi năm, tương đương 0,37% tổng sản lượng quốc nội (GDP) toàn cầu, nếu như các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính không được đẩy mạnh.